Hai phù điêu chim thần Garuda diệt rắn

Thứ hai - 01/06/2020 14:04 73 0
Hai phù điêu chim thần Garuda diệt rắn - Bảo vật Quốc gia thuộc Bảo tàng tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận năm 2017.
undefined
undefined

1.Tên hiện vật: HAI PHÙ ĐIÊU CHIM THẦN GARUDA DIỆT RẮN

2. Tên đơn vị lưu giữu hiện vật: Bảo tàng tỉnh Bình Định

3. Số đăng ký: Phù điêu 1: 4618/Đ.1978; Phù điêu 2: 4619/Đ.1979

4. Chất liệu: Đá Cát

5. Kích thước:

Phù điêu 1: Rộng: 57cm; Dày: 23 cm; Cao: 108cm;

Phù điêu 2: Rộng: 69cm; Dày: 20cm; Cao: 111cm;

6. Trọng lượng: mỗi phù điêu 500kg

7. Nguồn gốc:

Hai phù điêu chim thần Garuda diệt rắn thể hiện theo cặp đối xứng, được phát hiện trong cuộc khai quật năm 2011 tại phế tích Tháp Mắm ( Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định)

8. Niên đại: Thế kỷ XII- XIV.

9. Miêu tả tóm tắt:

Đây là loại hình điêu khắc Champa có lẽ dùng trang trí tường tháp, hai phù điêu được đặt đối xứng nhau ở hai bên cửa tháp; mỗi phù điêu được trang trí một mặt, mặt sau để trơn. Cả hai bức phù điêu đều thể hiện hình tượng chim thần Garuda, được cách điệu nửa người nửa chim; chân đứng thẳng, xoè cánh và nhìn nghiên về một bên; một tay cầm thân con rắn ở trước ngực, tay còn lại cũng đang tóm một con rắn khác nhỏ hơn giơ lên; miệng ngậm đuôi rắn; một chân đạp vào cổ rắn làm cho hai chiếc đầu của rắn ngẩng lên. Hình tượng thể hiện theo chủ đề Garuda- kẻ tiêu diệt các loài rắn Naga trong các câu chuyện thần thoại Ấn Độ.

10.Hiện trạng:

Trong hai bức phù điêu chim thần Garuda diệt rắn, bức phù điêu thứ nhất bị vỡ phần đầu rắn và phần đôi cánh. Phù điêu thứ hai còn nguyên vẹn, chỉ bị vỡ nhỏ ở bàn tay phải.

11. Năm công nhận Bảo vật Quốc gia: Năm 2017

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây