Lịch sử tượng đài chiến thắng Núi Bà
superadmin
2022-03-08T14:01:25+07:00
2022-03-08T14:01:25+07:00
http://baotangtinhbinhdinh.vn/vi/news/di-tich-lich-su-van-hoa-danh-lam-thang-canh-tinh-binh-dinh/lich-su-tuong-dai-chien-thang-nui-ba-44.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Bảo tàng Bình Định
http://baotangtinhbinhdinh.vn/uploads/logo.png
Núi Bà là biểu tượng của quê hương, niềm tin và lòng tự hào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của người dân Bình Định. Quần thể Núi Bà với 66 đỉnh cao thấp khác nhau được uốn lượn đan xen gấp nếp của các mạch Trường Sơn đâm ra biển Đông, nằm ở phía Đông Nam huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn 20km về phía Bắc.
Các sử gia triều Nguyễn gọi Núi Bà là Phô Nghinh Đại Sơn, địa phận Núi Bà có nhiều di tích khá nổi tiếng như miếu Bà, đền thờ thần Núi, đá Vọng Phu, chùa Linh Phong với sự tích về Ông Núi, các giếng vuông, phế tích tháp cổ Chăm-pa. Tháp cổ Hòn Chuông mà dân gian gọi là Hòn Bà Chằng là một di tích văn hóa Chăm được xây dựng trên một khối đá to cao, là một kiến trúc duy nhất mà trong bản thống kê các di tích Chăm ở Trung Kỳ của người Pháp chưa được nhắc đến.
Núi Bà là một căn cứ địa cách mạng vững chắc của quân và dân Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ. Núi Bà có một vị trí chiến lược khá quan trọng của tỉnh Bình Định và đặc biệt ở Khu Đông, rất thuận tiện cho việc vận chuyển giao thông đường thủy lẫn đường bộ. Nhìn nhận về mặt quân sự, Núi Bà vừa là một vị trí mang tính phòng ngự chiến lược, vừa là vị trí tiến công khi có thời cơ. Cho nên làm chủ được Núi Bà thì có thể làm chủ được Khu Đông Bình Định. Do đó Núi Bà được chọn làm căn cứ địa cách mạng của Khu Đông tỉnh Bình Định.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Núi Bà giữ vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt đối với địa bàn khu Đông. Nơi đây từng là căn cứ hoạt động của Tỉnh ủy, các cơ quan của tỉnh, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh, Thị ủy Quy Nhơn và các Huyện Ủy An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát. Từ căn cứ này, Tỉnh ủy đã chỉ đạo kháng chiến, mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo lực lượng vũ trang và cán bộ cơ sở cách mạng. Đây cũng là bàn đạp mở nhiều đợt tiến công, nổi dậy trong chiến dịch “Đồng khởi khu Đông” (1964), chiến dịch xuân Mậu Thân (1968) và cuộc tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng thị xã Quy Nhơn và tỉnh Bình Định.
Khu căn cứ Núi Bà là nơi ghi dấu ấn về cuộc sống gian khổ, tinh thần chiến đấu kiên cường và những chiến công hào hùng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Bình Định vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Khu căn cứ Núi Bà là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên quê hương Bình Định.
Với 22 điểm di tích, núi Bà là một quần thể di tích gắn liền với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Bình Định. Thắng cảnh Núi Bà đã được điểm tô thêm bằng máu xương của những người con trung hiếu, trở thành biểu tượng cho niềm kiêu hãnh, tự hào của Bình Định. Khu Căn cứ Núi Bà được xếp hạng di tích lịch sử và thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 25 tháng 01 năm 1994.
Để mãi mãi ghi nhớ những công lao to lớn đó vào truyền thống lịch sử của dân tộc đồng thời là cơ sở vững chắc cho giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống Cách mạng đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm cho thế hệ đương thời và tương lai.
Theo tinh thần kế thừa truyền thống ấy, việc xây dựng khu di tích cách mạng Núi Bà là biểu tượng của sự hy sinh anh dũng lớn lao của các anh hùng, liệt sỹ đối với sự nghiệp Cách Mạng Việt Nam tại căn cứ Núi Bà, cũng như ghi tạc chiến công vẻ vang của Quân và dân Bình Định trong cuộc kháng chiến cứu nước, việc xây dựng Tượng đài là sự cần thiết và là việc làm hợp lòng dân, nó đáp ứng mong muốn được tưởng nhớ, được thờ phụng, được tự hào những chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh xương máu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Xây dựng công trình Tượng đài Chiến thắng Núi nhằm phát huy truyền thống đấu tranh vì độc lập dân tộc cho thế hệ tương lai và tôn vinh, tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong khu vực Núi Bà vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Công trình Tượng đài Chiến thắng Núi Bà là một công trình được đặt tại vị trí trung tâm Khu di tích cách mạng Núi Bà (dưới chân Núi Bà) mặt nhìn về phía Đông Nam, thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định gần tọa độ di tích với Chùa Linh Phong (chùa Ông Núi). Đây là nơi có tuyến tỉnh lộ đi các huyện duyên hải của tỉnh nối từ thành phố Quy Nhơn Khu kinh tế Nhơn Hội, cũng như huyện lỵ huyện Phù Cát và các tuyến ven biển nên rất thuận lợi cho tổ chức thăm viếng, vị trí xây dựng Tượng đài Chiến thắng Núi Bà cách thành phố Quy Nhơn 20 km và thị trấn Ngô Mây huyện Phù Cát là 25 km. Căn cứ văn bản pháp lý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao để xây dựng công trình Tượng đài Chiến thắng Núi Bà thuộc Khu di tích cách mạng Núi Bà cụ thể như sau:
- Văn bản số 1094/UB-VX ngày 18/6/2001 của UBND tỉnh về việc chọn địa điểm xây dựng công trình Khu di tích cách mạng Núi Bà;
- Thông báo số 174-TB/TU ngày 09/11/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI tại hội nghị lần thứ 61 về chọn mẫu phát thảo Tượng đài Chiến thắng Núi Bà;
- Văn bản số 3104/UB-VX ngày 23/11/2004 của UBND tỉnh về phác thảo Tượng đài Chiến thắng Núi Bà;
- Văn bản số 1381/UB-VX ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh về việc địa điểm, kích thước và chất liệu của Tượng đài Chiến thắng Núi Bà tại Khu di tích cách mạng Núi Bà;
- Văn bản số 31/UBND-VX ngày 05/01/2007 của UBND tỉnh về việc triển khai các công trình văn hóa theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVII) tại Hội nghị lần thứ 18;
- Quyết định số 1067/QĐ-CTUBND ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng công trình Khu di tích cách mạng Núi Bà, giới cận Đông giáp với đường tỉnh lộ đi Cát Hải; Tây giáp với núi; Nam giáp với đất núi; Bắc giáp với đất nui, suối cạn.
- Văn bản số 1651/UBND-VX ngày 21/5/2010 của UBND tỉnh về việc triển khai phóng mẫu phác thảo Tượng đài Chiến thắng Núi Bà lên tỷ lệ 1/1 bằng đất sét;
- Quyết định số 1922/QĐ-CTUBND ngày 24/8/2010 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng nghệ thuật xét duyệt Tượng đài Chiến thắng Núi Bà và Tượng đài di tích Nhà tù Phú Tài;
- Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 17/9/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Tượng đài Chiến thắng Núi Bà thuộc công trình Khu di tích cách mạng Núi Bà;
- Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 20/10/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình Tượng đài Chiến thắng Núi Bà hạng mục Bệ tượng và Tượng đài (phần mỹ thuật);
* Quy mô đầu tư xây dựng:
- Phần Bệ tượng: Chiều cao 6,0m, kết cấu bằng bê tông cốt thép toàn khối mác 200, bên ngoài ốp đá granite tự nhiên dày 4cm. gia công hàng chữ “ Chiến thắng Núi Bà” gồm 18 chữ bằng đồng cao 70cm. Bậc cấp xây bằng đá chẻ vữa xi măng mác 50, lát đá granite tự nhiên dày 03cm, thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng
- Phần Tượng đài (mỹ thuật): Nhóm tượng hình ảnh chiến sỹ giải phóng quân (05 nhân vật) cao 7,0m và phần phụ trợ (chóp mũi vút lên, cao 5,0m) chất liệu bằng bê tông cốt thép và bắn phun phủ kim loại đồng.
- Tổng mức đầu tư xây dựng: 5.448.264.000 đồng (trong đó phần Bệ tượng 899.792.000 đồng; Phần Tượng đài 4.548.472.000 đồng)
- Thời gian thực hiện: Phần Bệ tượng 70 ngày; Phần Tượng đài (mỹ thuật) 240 ngày.